1. Ăn nhiều không tăng cân – Nguyên nhân do đâu?
Ăn nhiều không tăng cân thực sự không phải điều tuyệt vời như nhiều cô nàng nghĩ. Bởi khi dùng đồ ăn hoài mà vẫn gầy khiến cơ thể xanh xao, mệt mỏi và thiếu sức sống. Hơn nữa, đây cũng có thể là dấu hiệu của việc khó hấp thụ dưỡng chất, sinh hoạt sai cách hoặc mắc bệnh lý nguy hiểm.
1.1. Bữa ăn hàng ngày không cung cấp đủ dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn ăn nhiều, ăn liên tục vẫn không thể tăng cân. Giải đáp băn khoăn tại sao có người ăn nhiều không béo, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, với một số đối tượng, ăn đủ 3 bữa chưa thể đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể. Các bữa ăn cơ bản chỉ có thể đáp ứng một phần calories thiết cho các hoạt động hàng ngày.
Hệ lụy khi cơ thể thiếu chất là lượng glucose dự trữ trong gan, cơ bắp sẽ bị “vắt kiệt” hoàn toàn. Tiếp theo đó, chúng được chuyển sang dùng tạm thời cho các hoạt động thể chất, trí tuệ. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài vượt qua sức chịu đựng của cơ thể, làm giảm khả năng miễn dịch, đồng thời khiến cơ thể khó tăng cân hơn dù ăn khá nhiều.

1.2. Ăn uống thất thường, thường xuyên ăn đêm, bỏ bữa
Chế độ ăn uống thất thường tạo ra sự chênh lệch lớn giữa nồng độ đường huyết và các thành phần dinh dưỡng. Khi thiếu năng lượng, cơ thể sẽ dùng nguồn glucose, protein và mỡ dự trữ để sử dụng “dự phòng”. Nếu không ngăn chặn kịp thời, bạn không chỉ khó béo lên mà cơ thể còn lỏng lẻo, kém săn chắc vô cùng mất thẩm mỹ. Vì vậy, nếu vẫn giữ thói quen ăn uống thất thường, không điều độ như thường xuyên bỏ bữa, không ăn bữa sáng, “bữa đói bữa no”, ăn vào buổi đêm muộn,… bạn hãy bỏ ngay để đảm bảo sức khỏe.
1.3. Ăn nhiều liên tục không béo do mắc các bệnh lý nguy hiểm?
Tại sao có người ăn nhiều không béo? Nguyên nhân có thể nguy hiểm hơn nhiều so với bạn tưởng. Đó là mắc bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể, dẫn đến việc ăn bao nhiêu cũng không thể hấp thụ trọn vẹn dưỡng chất. Một vài bệnh lý nguy hiểm khiến chúng ta khó tăng cân cần điều trị sớm để sở hữu thân hình hoàn hảo như:
- Cường giáp là tình trạng bệnh lý khiến quá trình trao đổi chất của người mắc diễn ra nhanh, mạnh nên dù ăn nhiều cơ thể vẫn gầy yếu, khó tăng cân
- Đái tháo đường đào thải toàn bộ đường huyết trong quá trình bài tiết khiến cơ thể thiếu chất và rất khó béo
- Viêm ruột, rối loạn ăn uống khiến cơ thể không hấp thụ đủ dưỡng chất, cộng thêm tâm lý kém ổn định khiến cân nặng “tụt dốc không phanh”

1.4. Mức chuyển hóa năng lượng cao hơn
Người gầy, khó tăng cân luôn mệt mỏi vì ăn đủ chất mà không tăng cân. Không những vậy, họ còn phải vất vả hơn khi dành thời gian tính toán hàm lượng calories trong thực phẩm hàng ngày. Nguyên nhân bởi cơ địa của nhóm người này tiêu hao rất nhiều năng lượng, từ 1600 – 1800kcal/ngày trong khi người bình thường chỉ cần 1300 – 1500kcal. Theo đó, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cơ thể, bạn sẽ phải ăn rất rất nhiều.
Nhưng theo các nghiên cứu khoa học, cảm giác no bụng khác hoàn toàn so với việc nạp đủ năng lượng cho cơ thể. Cảm giác no nhanh chóng qua đi nhưng chúng không để lại dưỡng chất hỗ trợ tăng cân. Ngược lại, khi tính toán chính xác giá trị dinh dưỡng trong từng loại thực phẩm, bạn chỉ cần ăn một lượng vừa đủ cũng có thể tăng cân.
1.5. Cơ địa khó hấp thu dưỡng chất trong thực phẩm
Khi ăn uống, nếu cơ thể hấp thụ toàn bộ dưỡng chất, bạn sẽ sở hữu thân hình chuẩn. Kết hợp cùng tập luyện chăm chỉ, vóc dáng hoàn hảo từng cm nằm trong tầm tay nàng. Ngược lại, với cơ địa khó tăng cân, dưỡng chất sẽ khó chuyển hóa thành cân nặng giúp cơ thể đầy đặn hơn. Đó là lý do phổ biến tại sao có người ăn nhiều không béo.

1.6. Ít vận động, lười tập luyện thể dục thể thao
Nhiều người có suy nghĩ rằng với thân hình “bé hạt tiêu” chúng ta sẽ không cần tập luyện. Bởi các hoạt động này tiêu hao năng lượng khiến cơ thể vốn đã gầy nhỏ càng trở nên thiếu sức sống hơn. Tuy nhiên, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm và thiếu căn cứ khoa học. Theo các chuyên gia thể hình, luyện tập thể dục thể thao có tác dụng kích thích, điều hòa chuyển hóa hỗ trợ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Từ đó sẽ đem lại những cải thiện đáng kể về cân nặng.
1.7. Dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột
Thử tất cả các phương pháp giúp béo lên nhưng vẫn không cảm nhận được hiệu quả, nhiều người tìm đến thuốc tăng cân. Nhưng không phải tất cả thuốc này đều có tác dụng tốt cho sức khỏe. Một số sản phẩm, đặc biệt là kháng sinh trị bệnh dễ tác động tiêu cực đến hệ vi sinh đường ruột gây ra cảm giác chán ăn, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi,… Ngoài ra, lạm dụng thuốc tăng cân kém chất lượng còn làm giảm lợi khuẩn ruột, khiến việc hấp thu dưỡng chất để “có da có thịt” của phái đẹp càng khó khăn hơn.

1.8. Tại sao có người ăn nhiều không béo? Một vài nguyên nhân khác
Ngoài những lý do ăn nhiều không béo kể trên, các bác sĩ chuyên khoa còn cho biết có rất nhiều nguyên nhân khác. Tiêu biểu phải kể đến thực hiện chế độ dinh dưỡng không phù hợp, tập luyện sai cách, sử dụng chất kích thích, cơ địa di truyền lâu năm,… Về lâu về dài, chúng không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tăng cân mà còn cả sức khỏe.
2. Giải pháp tăng cân nhanh, lành mạnh cho người ăn nhiều không béo
Không ai mong muốn bản thân ăn hoài không tăng cân hay cơ thể luôn ở trong trạng thái gầy gò, thiếu sức sống. Nếu đã từng thử nhiều thực đơn dinh dưỡng, tập luyện chăm chỉ hay sử dụng thuốc tăng cân vẫn chưa có được hiệu quả, phái đẹp có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:
2.1. Dùng đủ bữa, ăn đủ chất
Theo như các phân tích kể trên, ăn nhiều không tăng cân chủ yếu đến từ việc không đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Để có được những cải thiện tích cực, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Song song với đó, hãy nắm chắc một số lưu ý quan trọng như sau:
- Bổ sung tăng cường thực phẩm tăng cân cho người gầy và các thực phẩm giàu chất béo bão hòa như cá biển, dầu thực vật, dầu olive,…
- Ưu tiên các thực phẩm có tác dụng phát triển cơ bắp với nguồn đạm phong phú như thịt, đậu nành, trứng, sữa,…
- Đa dạng nguồn tinh bột lành tính kích thích tiêu hóa, hỗ trợ tăng cân an toàn, hiệu quả và lâu dài
- Nghiên cứu, tìm kiếm các cách chế biến mới giúp các món ăn quen thuộc, nhàm chán trở nên hấp dẫn, lạ miệng hơn

2.2. Thay đổi các thói quen ăn uống phản khoa học
Tại sao ăn nhiều vẫn gầy, xây dựng thực đơn tăng cân với bữa ăn đủ dưỡng chất thôi là chưa đủ. Tất cả sẽ không còn ý nghĩa khi bạn vẫn duy trì thói quen ăn uống tiêu cực như bỏ bữa, nhịn ăn, ăn đêm khuya, tối muộn,… Cùng với đó, hãy thử thay đổi thói quen ăn uống và cảm nhận hiệu quả đến từ các cách ăn khoa học như sau:
- Tăng các bữa ăn trong ngày, bao gồm 3 bữa chính và 2 bữa phụ để cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn
- Kiên trì thực hiện thực đơn tăng cân của chuyên gia dinh dưỡng và phối hợp thăm khám định kỳ để có cải thiện tích cực
- Thay đổi thói quen ăn vặt độc hại bằng các món giàu dưỡng chất, có tác dụng hỗ trợ tăng cân như chuối, socola, hạt hướng dương,…
- Ăn sớm để cơ thể dễ hấp thụ dưỡng chất đồng thời thúc đẩy cảm giác ngon miệng, thèm ăn,…
2.3. Xây dựng thói quen sống khỏe, sống xanh
Bên cạnh thay đổi thực đơn dinh dưỡng, phái đẹp nên chú ý thực hiện lối sống lành mạnh tăng cường đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh và đẩy lùi hoàn toàn tình trạng ăn liên tục mà không cải thiện cân nặng. Cụ thể như sau:
- Đẩy mạnh các bài tập giúp phát triển các nhóm cơ bắp giúp cơ thể săn chắc và tăng cân bền bỉ, lâu dài
- Lên kế hoạch ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng hỗ trợ tăng cân lành mạnh và ghi chú hiệu quả để có sự điều chỉnh trong trường hợp không có hiệu quả
- Bỏ thuốc lá, các chất kích thích vừa ảnh hưởng đến trọng lượng, vừa hại hệ hô hấp
- Ngủ đủ giấc, ngủ sớm để thiết lập cơ chế tự đào thải độc tố và xây dựng các khối cơ bắp, giúp cân nặng tăng đều và ổn định

Bài viết tổng hợp ý kiến chuyên gia sức khỏe giúp độc giả giải đáp băn khoăn tại sao có người ăn nhiều không béo? Giải đáp được thắc mắc, bạn hãy bắt đầu thay đổi ngay các thói quen xấu, bắt đầu lối sống lành mạnh để sở hữu thân hình cân đối, săn chắc.
Ý kiến bạn đọc (0)