1. Da mặt bị nám đen xuất phát từ các nguyên nhân nào?
Theo các chuyên gia tại Viện Da liễu Quốc gia, da mặt bị nám đen là tình trạng các đốm sậm màu xuất hiện ở trên khuôn mặt. Tình trạng này được lý giải bởi sự tăng sinh đột ngột và mạnh mẽ của hắc tố melanin, tích tụ và biểu hiện thành các vết nám trên da.
Nám sạm đen có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả những yếu tố bên trong cơ thể cũng như sai lầm trong việc chăm sóc da. Theo đó, nghiên cứu của Đại học Y Harvard đã chỉ ra 7 nguyên nhân chính gây nám sạm da như sau:
1.1. Nám sạm da do di truyền từ người thân gia đình
Theo công bố của tạp chí The Journal of The American Medical, trên 60% những người gặp các vấn đề rối loạn sắc tố da là do di truyền từ bố mẹ hoặc các người thân trong gia đình. Nghiên cứu này cũng cho thấy người bị nám sạm đen do di truyền rất khó để khắc phục bằng các phương pháp tự nhiên thông thường. Thay vào đó, cần kết hợp việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, biện pháp bảo vệ da cùng can thiệp thẩm mỹ trị nám chuyên sâu.

1.2. Chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh khiến da bị sạm nám
Thực tế cho thấy, người có chế độ ăn uống kém lành mạnh, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ có nguy cơ da mặt bị nám đen cao hơn so với người bình thường. Điều này được lý giải khi cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng, làn da sẽ trở nên khô, bong tróc và đổi màu, hình thành nên các vùng da bị sạm màu.
1.3. Thói quen không sử dụng kem chống nắng gây nám tàn nhang
Những thói quen không sử dụng kem chống nắng hay không che chắn cẩn thận khi tiếp xúc với tia UVA, UVB trong ánh nắng mặt trời sẽ kích thích sự phát triển của sắc tố melanin, khiến tình trạng nám sạm thêm nghiêm trọng hơn. Chưa dừng lại ở đó, tia UV còn có thể phá vỡ lớp collagen bảo vệ da, đẩy nhanh quá trình lão hóa và gây hại cho làn da.
1.4. Rối loạn nội tiết kích thích hắc tố melanin sản sinh
Nội tiết tố thay đổi do các vấn đề như chu kỳ kinh nghiệm, dậy thì hay mang thai, tiền mãn kinh là một trong những nguyên nhân ra tình trạng nám sạm da. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, rối loạn hormone sẽ khiến nồng độ estrogen sụt giảm, lượng dầu tiết ra nhiều hơn và khiến làn da bị đen sạm.

1.5. Sử dụng mỹ phẩm và chăm sóc da không đúng cách
Không ít chị em mắc những sai lầm trong quá trình chăm sóc da và lựa chọn mỹ phẩm phù hợp khiến làn da bị tổn thương, hình thành nên các đốm nám. Ngoài ra, việc lạm dụng mỹ phẩm quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng tích tụ độc tố trên da, phá hủy lớp màng bảo vệ da, kích thích hắc tố melanin tạo ra các mảng sạm không đều màu.
1.6. Bị nám và tàn nhang do không thường xuyên tẩy da chết
Theo cơ thế tự đào thải của cơ thể, các tế bào già cỗi sẽ dần được thay thế bởi các tế bào mới. Tuy nhiên, nếu không thường xuyên tẩy tế bào chết, những tế bào có xu hướng tích tụ trên bề mặt khiến bít tắc lỗ chân lông. Đồng thời, cản trở việc hấp thụ dưỡng chất của làn da, từ đó gây nám sạm, da không đều màu.
1.7. Trạng thái căng thẳng, mệt mỏi kéo dài khiến da bị sạm
Các nghiên cứu y khoa đã chứng minh, trạng thái tâm lý không thoải mái, ổn định là nguyên nhân khiến làn da bị sạm màu, xuất hiện các đốm nám và tàn nhang. Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài sẽ tác động trực tiếp đến nội tiết tố, kích thích lượng hormone cortisol tăng cao, ảnh hưởng không tốt đến việc lưu thông máu. Làn da do đó cũng trở nên tái nhợt, xỉn màu và kém sức sống.

2. Bật mí các cách điều trị nám sạm, da không đều màu hiệu quả
Theo các chuyên gia da liễu, tình trạng da mặt bị nám sạm hoàn toàn điều trị dứt điểm nếu như áp dụng đúng cách và chăm sóc da đúng cách. Đối với làn da bị nám sạm mức độ nhẹ, phái đẹp có thể khắc phục chỉ sau một thời gian ngắn. Ngược lại, tình trạng làn da nặng hơn cần có sự hỗ trợ từ các sản phẩm đặc trị hay công nghệ trị nám tân tiến sẽ tốn nhiều thời gian hơn.
Mỗi phương pháp chữa trị nám và tàn nhang đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy vào tình trạng làn da của mình chị em cân nhắc lựa chọn biện pháp cải thiện phù hợp nhất:
2.1. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt đẩy lùi nám sạm từ bên trong
Để sở hữu một làn da tươi trẻ, đầy sức sống, điều đầu tiên phái đẹp cần thực hiện đó là tạo dựng nền tảng sức khỏe tốt, ổn định. Hạn chế các thói quen xấu ảnh hưởng đến cơ thể cũng như làn da như ngủ không đủ giấc, thức khuya, lười vận động,…
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng giúp nuôi dưỡng làn da săn chắc, mịn màng, đẩy lùi nám đen. Chị em cần nắm được những quy tắc cơ bản trong quá trình thiết lập thực đơn ăn uống. Chẳng hạn như bổ sung vitamin, chất xơ từ các loại rau xanh, trái cây, uống đủ nước, không sử dụng thực phẩm cay nóng hay rượu bia, thuốc lá,…
2.2. Tạo thói quen thoa kem chống nắng thường xuyên
Để hạn chế những tác động của tia UV gây nám sạm, chị em cần có thói quen dùng kem chống nắng mỗi ngày. Ưu tiên những loại kem chống nắng có chỉ số SPF 50, kết cấu mỏng nhẹ, dễ thẩm thấu và không gây bết dính, khó chịu. Tốt nhất nên thoa kem chống nắng trước 30 phút khi ra ngoài và thoa thêm một lớp nữa sau 2 – 3 giờ hoạt động dưới ánh nắng mặt trời.

2.3. Tẩy da chết thường xuyên, hạn chế sự xuất hiện của nám sạm
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến da mặt bị nám đen là do không tẩy da chết thường xuyên. Do đó, các nàng và phái mạnh cần thực hiện tẩy tế bào chết 2 – 3 lần/tuần. Bước tẩy da chết nên thực hiện ngay sau bước rửa mặt, và nên cấp ẩm ngay bằng toner và kem dưỡng để tăng hiệu quả hấp thụ dưỡng chất.
2.4. “Thổi bay” đốm nám tàn nhang bằng mặt nạ dưỡng da tại nhà
Tận dụng các nguyên liệu có sẵn tại nhà là một trong những cách cải thiện da nám đen được nhiều chị em áp dụng. Phương pháp được đánh giá là lành tính, an toàn, khôn gây kích ứng hay tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt phù hợp với làn da bị nám nhẹ, chân nám nông.
Chị em có thể lưu lại các cách chăm sóc da mặt tại nhà với các công thức mặt nạ trị nám sau:
– Mật ong và sữa chua giúp kìm hãm sự phát triển của hắc tố melanin
– Dưỡng trắng da, hạn chế nám sạm với mặt nạ nha đam
– Kết hợp mật ong với chanh để “xóa mờ” đốm nám tàn nhang
– Công thức giảm nám, sáng da bằng lá tía tô
2.5. Cấp ẩm cho làn da, sử dụng sản phẩm điều trị sạm da
Làn da được cấp ẩm đầy đủ sẽ ngăn ngừa nguy cơ lão hóa, ức chế hoạt động của sắc tố melanin, nhờ đó tình trạng nám sạm cũng được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó, phái đẹp cũng nên tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm kem bôi trị nám ngoài da. Kết hợp cùng các biện pháp điều trị từ bên trong cơ thể giúp loại bỏ đốm nám tận gốc và nhanh chóng.
2.6. Bổ sung collagen giúp khắc phục da nám đen
Trong quá trình lão hóa, lượng collagen sản sinh sẽ có sự suy giảm, gây ra các hiện tượng như nếp nhăn, nám sạm da. Do đó, chị em cần bổ sung collagen để ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa do tuổi tác. Theo khuyến nghị của các chuyên gia da liễu, liều lượng collagen phù hợp để sử dụng mỗi ngày là 4000 – 5000mg.

2.7. Thực hiện các phương pháp điều trị nám chuyên sâu
Đối với tình trạng nám sạm nặng, nám chân đinh hoặc đốm nám sậm màu, phái đẹp cần tìm hiểu thêm các phương pháp điều trị chuyên sâu. Đây là các giải pháp đem đến hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian song tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, chị em cần thăm khám trực tiếp với các chuyên gia /bác sĩ chuyên ngành để có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị nám được nhiều người lựa chọn, phái đẹp nên tham khảo:
– Chiếu laser trị nám: Kỹ thuật chiếu tia laser với cường độ thích hợp sẽ có tác dụng làm sáng các vùng da bị nám, đánh bay thâm nám, thâm sẹo,…
– Peel da hóa học: Phương pháp sử dụng các chất hóa học có khả năng tẩy trôi tế bào da chết, gây ra các tổn thương giả để kích thích tái sinh tế bào mới, trả lại làn da căng mịn, sáng khỏe
– Trị nám công nghệ cao: Đây là liệu pháp ứng dụng các thiết bị máy móc hiện đại, tác động sâu vào bề mặt da, phá vỡ cấu trúc melanin và đào thải ra ngoài
Nói tóm lại, khi gặp tình trạng da mặt bị nám đen phái đẹp cần có biện pháp cải thiện kịp thời. Tốt nhất nên thăm khám với các bác sĩ da liễu chuyên khoa để được hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị nám phù hợp, hiệu quả nhất.
Ý kiến bạn đọc (0)