HỎI ĐÁP

Giải đáp băn khoăn bố mẹ béo phì con cái có bị di truyền không?

Di truyền là một trong những đặc tính sinh học tuyệt vời. Theo đó, cha mẹ nào cũng mong muốn con mình sở hữu “gen tốt” của bản thân để trở thành người hoàn hảo. Thế nhưng, phụ huynh bị thừa cân, lại rất lo lắng không biết bố mẹ béo phì con cái có bị di truyền không? Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, có đến hơn 50% trẻ em bị béo phì do di truyền từ gia đình.
428

1. Béo phì là thế nào? Dấu hiệu nhận biết

Theo định nghĩa của WHO, béo phì là bệnh lý ảnh hưởng đến cân nặng do sự tích tụ quá mức của chất béo trong cơ thể. Chúng được xác định chính xác dựa trên chỉ số cân nặng và chiều cao BMI. Cụ thể như sau:

  • Người trưởng thành được xác định là thừa cân khi BMI lớn hơn hoặc bằng 25 và béo phì khi BMI chạm ngưỡng 30
  • Trẻ em dưới 5 tuổi béo phì khi có tỉ lệ cân nặng, chiều cao lớn hơn 3, độ lệch chuẩn trung bình theo tiêu chuẩn tăng trưởng của WHO
  • Từ 5 – 18 tuổi, béo phì được xác định dựa trên độ lệch chuẩn tăng trưởng của WHO, lớn hơn 1 điểm là thừa cân và 2 điểm là béo phì

2. Bố mẹ béo phì con cái có bị di truyền không?

Theo các nghiên cứu đến từ các Đại học hàng đầu Anh, Mỹ, Tây Ban Nha, Mexico,… bố mẹ béo phì có tỷ lệ di truyền sang thế hệ sau tương đối cao. Số liệu trong báo cáo chỉ ra rằng, có đến trên 50% tổng số trẻ em béo phì trên thế giới là do yếu tố di truyền. 50% còn lại đến từ chế độ dinh dưỡng, cơ địa, tập luyện,…

Ngoài ra, các chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về BMI cũng đồng thời tiết lộ: “Tỷ lệ trẻ “copy bộ gen” béo phì từ cha mẹ lên đến 80%, gấp hai lần so với trẻ gầy. Nguyên nhân là do thừa cân, béo phì bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các cặp gen di truyền.”

Cụ thể, những người bố béo phì sẽ di truyền khoảng 30% BMI sang đời con. Con số này ở những gia đình có mẹ béo phì là 20%. Trên thực tế, cũng có trường hợp cha mẹ béo phì không di truyền sang các con, nhưng tỷ lệ này khá thấp, chỉ chưa đến 10%.

Bố mẹ béo phì con cái có bị di truyền không? Tỷ lệ di truyền là bao nhiêu?
Bố mẹ béo phì con cái có bị di truyền không? Tỷ lệ di truyền là bao nhiêu?

3. Hệ lụy nguy hiểm khi bị di truyền béo phì

Không chỉ ảnh hưởng đến diện mạo, ngoại hình, béo phì di truyền còn gây ra những hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe và đe dọa về tính mạng. Theo thời gian, chúng âm thầm tấn công và tàn phá khiến sức khỏe “xuống dốc không phanh”. Các hệ lụy nguy hiểm nhất của béo phì phải kể đến:

  • Khiến cơ thể suy nhược, nhạy cảm hơn với bệnh tật do hệ miễn dịch bị suy giảm trầm trọng
  • Mắc các bệnh xương khớp như loãng xương, thoái hóa xương,… do hệ cơ xương phải chịu áp lực lớn đến từ thân hình “đồ sộ” trong thời gian dài
  • Mất cân bằng insulin và tăng cao nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • Mỡ thừa tích tụ, xâm nhập vào lòng thành mạch gây xơ hóa và hàng loạt biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
  • Đối mặt với nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, rối loạn tiêu hóa do có khối lượng mỡ thừa lớn cản trở hoạt động đường ruột
  • Gây rối loạn tiêu hóa nội tiết tố, tăng nguy cơ vô sinh ở cả nam giới và nữ giới
  • Ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, gây tự ti khi giao tiếp từ đó ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và hạnh phúc
  • Gây sinh non, thai chết lưu, tiểu đường thai kỳ, di truyền béo phì sang con,… đối với phụ nữ mang thai bị thừa cân, béo phì
  • Người cao tuổi bị béo phì bị khiến các hệ cơ quan bị trì trệ, chuyển hóa kém, đề kháng suy giảm và đối mặt với hàng loạt hiểm họa như suy tim, phì đại tâm thất,…
Béo phì di truyền để lại nhiều hệ lụy nguy hiểm về sức khỏe, tâm lý
Béo phì di truyền để lại nhiều hệ lụy nguy hiểm về sức khỏe, tâm lý

4. Phương pháp ngăn ngừa béo phì “do gen”

Bố mẹ béo phì con cái có bị di truyền không? Câu trả lời là có, thậm chí tỉ lệ cao ngất ngưởng lên đến 80%. Vì vậy, để “tiêu diệt” gen xấu này, điều quan trọng nhất là cha mẹ bảo vệ bản thân, chăm sóc sức khỏe để không mắc béo phì. Kế đến, bậc phụ huynh nên phối hợp với bác sĩ để chăm sóc trẻ nhỏ an toàn, khoa học và không bị thừa cân.

4.1. Đối với cha mẹ

Không ai mong muốn bản thân bị béo phì vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe. Béo phì do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như ăn uống, sinh hoạt không khoa học, lười vận động tập luyện,… Để cha mẹ khỏe mạnh, con cái không lo thừa cân, các bâc phụ huynh hãy thay đổi lối sống lành mạnh hơn:

  • Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều chất béo, muối, đường, đồ ăn nhanh,… dễ gây tích tụ mỡ thừa và tăng cân không kiểm soát
  • Ăn nhiều quả mọng, trái cây tươi, rau củ để bổ sung vitamin, khoáng chất hỗ trợ tiêu hóa hoạt động hiệu quả
  • Ưu tiên các món thịt nạc để bổ sung năng lượng và xây dựng cơ bắp giúp cơ thể săn chắc, khỏe khoắn
  • Thay thế toàn bộ chất béo xấu dễ tích mỡ bằng các chất béo tốt có lợi như hạt cải dầu, dầu olive, dầu dừa, bơ thực vật,…
  • Đi ngủ đúng giờ, sống khoa học và tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
  • Tăng cường các hoạt động thể chất vừa giảm cân hiệu quả, vừa tránh căng thẳng mệt mỏi
Cha mẹ nên tập luyện giảm cân để giảm nguy cơ di truyền béo phì sang con cái
Cha mẹ nên tập luyện giảm cân để giảm nguy cơ di truyền béo phì sang con cái

4.2. Đối với trẻ em

Sau khi biết chính xác bố mẹ béo phì con cái có bị di truyền không, mọi người có thể thấy chúng nguy hiểm đến nhường nào. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý chăm sóc con theo chế độ khoa học để giúp các em phát triển khỏe mạnh. Cụ thể như sau:

  • Cho trẻ bú sữa mẹ, hạn chế các loại sữa bột có tỉ lệ béo, đường cao để giảm bớt nguy cơ béo phì
  • Tập cho các bé làm quen với thực phẩm lành mạnh từ sớm, uống đủ nước mỗi ngày và tránh xa các loại nước ngọt, nước có gas, đồ ăn nhanh,…
  • Hướng dẫn các bé ăn chậm, nhai kỹ để cơ thể tiếp nhận “tín hiệu” no và giảm lượng thực phẩm trong các bữa ăn
  • Giảm lượng đồ ăn vặt, cho con ăn các món ăn vặt lành mạnh, ít béo như sữa chua, các loại hạt, trái cây tươi,…
  • Tuyệt đối không cho trẻ ngồi, nằm quá nhiều nên tập thói quen vận động hoặc hướng dẫn các bé môn thể thao đơn giản ngăn ngừa thừa cân
  • Không tự ý áp dụng các chế độ ăn kiêng cho trẻ, cần phối hợp với bác sĩ chuyên khoa để xây dựng thực đơn khoa học, lành mạnh và không hại sức khỏe
Cho các bé ăn theo thực đơn dinh dưỡng để ngăn chặn béo phì "do gen"
Cho các bé ăn theo thực đơn dinh dưỡng để ngăn chặn béo phì “do gen”

Với các lý giải chuyên sâu từ đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng, bạn đọc chắc hẳn có được câu trả lời cho băn khoăn bố mẹ béo phì con cái có bị di truyền không? Để phòng ngừa bệnh lý này, trước hết cha mẹ cần tập cho bản thân lối sống khoa học, lành mạnh. Bên cạnh đó, bạn đọc tham khảo các phương pháp nuôi con chuẩn y khoa để bảo vệ các bé khỏi nguy cơ dư thừa cân nặng.

5 ( 1 bình chọn )

Tạp chí giảm béo

https://giambeo1landuynhat.com
Trang tin chuyên về làm đẹp, sức khỏe cập nhật 24/7 thuộc bản quyền của Tạp chí giảm béo.

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Tin mới

Xem thêm