HỎI ĐÁP

Béo phì ảnh hưởng đến sinh sản không? Phương pháp ngăn ngừa

Béo phì là một trong những bệnh lý nguy hiểm vì nó không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn rất nhiều vấn đề sức khỏe. Tỉ lệ thừa cân tăng cao khiến nhiều người lo lắng không biết béo phì ảnh hưởng đến sinh sản không? Theo kết quả các nghiên cứu, bệnh lý về cân nặng này là một trong những nguyên nhân phổ biến gây rối loạn chức năng sinh sản và vô sinh.
499

1. Nhận biết béo phì ở người trưởng thành

Béo phì (thừa cân) là tình trạng cân nặng vượt chuẩn với tỉ lệ mỡ vượt ngưỡng an toàn. Mỡ thừa tích tụ quá nhiều khiến cơ thể trở nên nặng nề, khó di chuyển và vận động. Nguy hiểm hơn, chúng không đến “một mình” mà thường kéo theo hàng loạt bệnh lý về tim mạch, huyết áp, xương khớp,…

Dù nguy hiểm nhưng trên thực tế, không nhiều người rõ mình bị béo phì để có biện pháp khắc phục kịp thời. Thường phải đến khi tình trạng bệnh chuyển biến tiêu cực, mọi người mới phát hiện và tìm cách khắc phục. 

Để nhận biết béo phì, các bác sĩ chuyên khoa dựa vào chỉ số cân nặng, chiều cao theo cách tính BMI. Đây là chỉ số tiêu chuẩn được sử dụng làm cơ sở đánh giá sức khỏe, bạn đọc theo dõi để khắc phục sớm:

  • 18.5 ≤ BMI <25, người có cân nặng ổn định và sức khỏe bình thường
  • 25 ≤ BMI <30, người bị thừa cân, gần chạm ngưỡng béo phì
  • 30 ≤ BMI 35, người béo phì độ 1, chưa ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe
  • 35 ≤ BMI <40, béo phì độ II tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh lý
  • BMI >40, béo phì độ III, cấp độ “báo động đỏ” khiến sức khỏe tụt dốc trầm trọng
Cách nhận biết béo phì ở người lớn
Cách nhận biết béo phì ở người lớn

2. Béo phì ảnh hưởng đến sinh sản không? Ảnh hưởng như thế nào?

Số lượng người béo phì trên toàn cầu đang tăng nhanh không kiểm soát và rất đáng lo ngại về sức khỏe sinh sản. Vậy béo phì ảnh hưởng đến sinh sản không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh lý về cân nặng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm về thai kỳ và thế hệ tiếp theo. Trên thực tế, béo phì tác động tiêu cực đến chức năng sinh sản ở cả nam và nữ giới.

2.1. Ảnh hưởng của béo phì với khả năng sinh sản của nữ giới

Béo phì ảnh hưởng đến sinh sản không? Tưởng chừng như chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tự ti, nhưng béo phì “lấy đi” của phái đẹp nhiều hơn thế. Số liệu thống kê từ các trường đại học hàng đầu chỉ ra rằng, phụ nữ trong độ tuổi 18 – 40 có chỉ số BMI từ 30 trở lên phải đối mặt với các vấn đề gây suy giảm chức năng sinh sản như:

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Phụ nữ bị thừa cân, béo phì có nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt cao hơn so với người có sức khỏe bình thường. Theo khảo sát, sau một năm không dùng biện pháp tránh thai, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt chỉ có 66,5% khả năng cơ hội có con. Trong khi tỷ lệ này ở phái nữ có cân nặng bình thường lên đến trên 80%.

Gia tăng nguy cơ vô sinh do rối loạn phóng noãn

Khả năng phóng noãn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chức năng sinh sản bình thường ở nữ giới. Trong khi đó, chức năng này lại có mối quan hệ mật thiết đối với sự phân bổ mỡ trong cơ thể. Mỡ thừa tích tụ nhiều, đặc biệt là ở vòng bụng khiến tỉ lệ phóng noãn không thành công lên đến 50%. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ thai thành công.

Béo phì có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Một số ảnh hưởng của béo phì đến hệ sinh sản của phụ nữ

Gây gián đoạn quá trình điều trị hiếm muộn

Trường hợp phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, rối loạn phóng noãn thường khó sinh sản hơn rất nhiều lần. Vì vậy, họ phải tìm đến các phương pháp hỗ trợ điều trị hiếm muộn, vô sinh. Đối với người sức khỏe bình thường, sẽ có kết quả cải thiện nếu phát hiện và điều trị sớm. 

Tuy nhiên, với phái đẹp béo phì, quá trình chữa trị vất vả và gian nan hơn rất nhiều. Không chỉ khó thụ thai, tỷ lệ phôi sống được cũng thấp hơn 10% so với phụ nữ có cân nặng và sức khỏe bình thường.

Làm biến đổi chức năng nội mạc tử cung và gây sẩy thai

Theo các nghiên cứu, tỷ lệ không giữ được con ở phụ nữ béo phì cao hơn gấp 1,69 lần so với người có cân nặng bình thường. Bởi béo phì khiến quá trình tiếp nhận nội mạc tử cung trong quá trình thụ thai gián đoạn. Từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng có em bé và gia tăng nguy cơ sảy thai.

2.2. Tác động tiêu cực của béo phì với sức khỏe sinh sản nam giới

Tương tự như phái nữ, nam giới béo phì cũng phải đối mắt với những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe sinh sản như giảm chất lượng tinh trùng, thể trạng suy yếu, giảm cholesterol,… Bên cạnh sinh sản, béo phì ở nam giới còn gây ra những tác động tiêu cực đến khả năng sinh con.

3. Cách khắc phục béo phì, ngăn chặn nguy cơ vô sinh

Không chỉ ảnh hưởng đến diện mạo và sự tự tin, béo phì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. Mặc dù đây không phải nguyên nhân chủ yếu nhưng chúng vẫn gây ảnh hưởng ít nhiều.

Theo đó, giảm cân là cách đơn giản, trước là để giữ cân nặng chuẩn chỉnh, sau là tăng khả năng thụ thai tự nhiên. Các chuyên gia dinh dưỡng kiến nghị chúng ta nên kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi để có được hiệu quả cao nhất. Những phương pháp giảm béo đẩy lùi nguy cơ vô sinh bao gồm:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng, khoa học và cân đối thực phẩm dùng trong các bữa ăn
  • Tăng cường lượng rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước và giảm các món nhiều dầu mỡ hoặc chứa lượng đường cao
  • Tập thói quen sinh hoạt khoa học, không thức khuya ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp,…
  • Lựa chọn ít nhất một môn thể thao để đốt cháy năng lượng dư thừa và nâng cao sức khỏe như chạy bộ, đạp xe, yoga,…
Một số cách khắc phục béo phì giúp giảm nguy cơ ảnh hưởng sinh sản
Một số cách khắc phục béo phì giúp giảm nguy cơ ảnh hưởng sinh sản

Bài tập tổng hợp thông tin đến từ đội ngũ chuyên gia giúp độc giả trả lời băn khoăn béo phì ảnh hưởng đến sinh sản không? Để duy trì vóc dáng chuẩn đẹp và thực hiện thiên chức làm cha mẹ, bạn đọc hãy thay đổi lối sống tích cực, lành mạnh ngay hôm nay. Bạn hãy lan tỏa thông tin tích cực này để hiện thực ước mơ có con của hàng triệu gia đình Việt.

5 ( 1 bình chọn )

Tạp chí giảm béo

https://giambeo1landuynhat.com
Trang tin chuyên về làm đẹp, sức khỏe cập nhật 24/7 thuộc bản quyền của Tạp chí giảm béo.

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Tin mới

Xem thêm