1. Khám phá thành phần dinh dưỡng trong một bắp ngô
Ngô là thực phẩm giàu dưỡng chất, có thể dùng trong cả bữa ăn chính và các bữa ăn phụ. Ăn hàng ngày, thậm chí dùng nhiều song đa phần mọi người chỉ quan tâm đến hàm lượng calo của ngô. Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một bắp ngô nặng 90 – 100gr chứa khoảng 80kcal cùng:

- 3g đường
- 17g carbohydrate
- 1g chất béo
- 2g chất xơ
- 3g protein
Ngoài ra, ngô tươi còn sở hữu rất nhiều khoáng chất, vitamin, canxi, kali, magie cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể. Với bảng thành phần dinh dưỡng ấn tượng, ngô được xếp vào nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe, nên đưa vào thực đơn hàng ngày hoặc thực đơn ăn kiêng.
2. Ăn ngô có béo không? Lý giải từ bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng
Ngô là thực phẩm “quen mặt” trong các bữa ăn từ truyền thống, hiện đại đến đường phố dân dã. Thưởng thức ngô nhiều, song vẫn có rất nhiều người băn khoăn ăn ngô có béo không. Giải đáp vấn đề này, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, ngô có mức năng lượng thấp (80kcal/100gr) cùng tỷ lệ béo thấp (1g) nên không gây tăng cân như các thực phẩm chứa nhiều tinh bột khác.
Tuy nhiên, trong ngô chứa đến 17g carbs, có thể gây tích tụ năng lượng dư thừa hoặc ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Do vậy, chúng ta chỉ nên dùng lượng ngô vừa đủ, khoảng 2-3 bắp/tuần để cân bằng tỉ lệ đường và tinh bột. Ngoài ra, cách chế biến hay kết hợp cùng các nguyên liệu khác nhau cũng sẽ ảnh hưởng đến năng lượng và quyết định ăn ngô có béo không, bạn cần lưu ý để cân đối tần suất, số lượng dùng.

Xem thêm:
Ăn đỗ xanh có béo không? Bật mí 5 lợi ích từ việc ăn đậu xanh
3. Lợi ích tuyệt vời của ngô với sức khỏe
Ngô là thực phẩm nổi tiếng với các cách chế biến đơn giản nhưng đem đến lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Dùng ngô với số lượng cân đối là cách bồi bổ sức khỏe đơn giản giúp bạn “tránh xa” các loại thuốc, thực phẩm chức năng. Nhắc đến lợi ích của ngô, không thể không nhắc đến:
3.1. Hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ đường ruột khỏe mạnh
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trong ngô chứa rất nhiều chất xơ không hòa tan, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Bởi nó hỗ trợ điều chỉnh nhu động ruột, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
3.2. Phòng các bệnh về mắt, duy trì thị lực khỏe mạnh
Trong bắp ngô tươi chứa rất nhiều lutein, một loại carotenoid tương tự như vitamin A. Ngoài ra, thực phẩm này chứa nhiều dưỡng chất tương tự như cà rốt được biết đến với tác dụng hỗ trợ thị lực và phòng ngừa các bệnh về mắt. Các bác sĩ chuyên khoa mắt khuyên chúng ta nên kết hợp dùng ngô kết hợp với rau xanh, củ quả, thực phẩm chức năng để giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể,…
3.3. Chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư
Bên cạnh nguồn dưỡng chất dồi dào có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, bồi bổ thị lực, ngô sở hữu hàm lượng chất chống oxy hóa cao, đặc biệt hiệu quả trong ngăn chặn ung thư. Bổ sung khoảng 3 – 4 bắp ngô mỗi tuần, bạn không chỉ tránh xa bệnh lý nguy hiểm mà luôn sở hữu vẻ ngoài trẻ trung, rạng ngời.

3.4. Kiểm soát cholesterol, ngăn ngừa béo phì
Cân bằng cholesterol trong máu và ngăn ngừa béo phì là một trong những công dụng tuyệt vời không bỏ qua của ngô. Trong thực phẩm này có rất nhiều chất xơ không hòa tan có khả năng giảm đường trong máu. Từ đó hạ mức cholesterol xuống mức thấp nhất để đẩy lùi nguy cơ mắc tiểu đường, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
3.5. Bảo vệ hệ thống tế bào thần kinh, chống lại Alzheimer
Ngô chứa hoạt chất quercetin có tác dụng bảo vệ và giảm viêm tế bào thần kinh. Nhờ vậy, nó giúp người dùng khỏe mạnh, giảm sa sút trí tuệ và phòng ngừa nguy cơ mắc Alzheimer. Với người lớn tuổi mắc Alzheimer, nên dùng ngô luộc, súp ngô hoặc sữa ngô để dễ tiêu hóa đồng thời không làm ảnh hưởng đến răng miệng.
4. Bật mí cách ăn ngô chuẩn khoa học không lo tăng cân
Nếu vẫn băn khoăn ăn ngô có béo không cũng như chưa biết cách dùng ngô an toàn, không gây tăng cân, bạn đọc có thể tham khảo cách ăn chuẩn khoa học đến từ đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng dưới đây:
4.1. Chế biến ngô thành các món đơn giản, hạn chế giàu mỡ, gia vị
Có rất nhiều cách biến tấu ngô thơm ngon, đem lại cảm giác ngon miệng cho người dùng như ngô nướng, ngô luộc, ngô xào mỡ hành, súp ngô,… Mỗi cách chế biến đem lại hương vị đặc thu hút riêng cho ngô. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, món ngô càng thơm ngon hấp dẫn hay được kết hợp với nhiều gia vị càng dễ gây tăng cân.
Trong các thực đơn giảm cân, bạn nên ưu tiên những món chế biến đơn giản và hạn chế tối đa các loại gia vị mặn, cay, ngọt hoặc bơ, dầu chiên. Luộc, hấp hoặc nướng là những cách chế biến ngô giữ trọn vẹn dinh dưỡng có thể dùng trong các thực đơn ăn kiêng.

4.2. Tuyệt đối không ăn quá nhiều ngô khiến carbohydrate tăng cao
Không thể phủ nhận tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của món ngô. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta sẽ chỉ tiếp nhận những lợi ích này khi dùng một lượng vừa đủ. Bởi khi dùng với số lượng quá lớn, lượng carbohydrate tăng cao đột ngột gây tình trạng thừa carbs, gây tăng cân. Nguy hiểm hơn chính là béo phì và hàng loạt các bệnh lý như mỡ máu, tim mạch, tiểu đường,…
Theo các chuyên gia, mỗi lần chúng ta chỉ nên dùng một bắp ngô, ưu tiên chế biến theo những cách đơn giản nhất có thể. Thời gian ăn nên cách xa nhau một chút để cơ thể kịp giải phóng năng lượng và nguồn carbohydrate trong máu. Tuyệt đối không dùng ngô liên tục, ngày này qua ngày khác khiến cơ thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.
4.3. Không dùng ngô vào buổi tối muộn
Một trong những lưu ý các tín đồ ăn kiêng cần nằm lòng là không dùng thực phẩm chứa nhiều tinh bột, chất béo vào buổi tối muộn. Bởi đây là thời điểm hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại nên rất khó để hấp thụ nguồn năng lượng “khổng lồ” trong các món ăn này.
Dù chứa chủ yếu là tinh bột lành tính nhưng ngô cũng nằm trong nhóm thực phẩm giàu năng lượng và carbs. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng ngô vào các bữa ăn sáng, trưa để bổ sung dưỡng chất có lợi cho các hoạt động hàng ngày. Đồng thời, để cơ thể hấp thụ, tiêu hóa và không gây tích tụ năng lượng dư thừa.
5. Giải đáp các thắc mắc liên quan
Bên cạnh băn khoăn ăn ngô có béo không, phái đẹp vẫn còn không ít câu hỏi liên quan đến món ăn này. Để giải đáp toàn bộ, chúng tôi tổng hợp những câu hỏi nổi bật, tham vấn ý kiến chuyên gia dinh dưỡng và trả lời chi tiết như sau:

5.1. Ăn ngô luộc có béo không?
Trong một bắp ngô luộc chứa 96kcal, 73% nước, 2,4g chất xơ nên phái đẹp có thể ăn thỏa thích mà không lo béo. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên đưa ngô luộc vào thực đơn giảm cân để tạo cảm giác no lâu và tránh việc nạp thực phẩm liên tục dễ gây tăng cân.
5.2. Dùng ngô ngọt có bị tăng cân không?
Ngô ngọt có mức năng lượng tương đương như một bắp ngô thường nhưng hàm lượng beta caroten, đường cao hơn. Vì vậy, dùng nhiều dễ gây tăng cân nhiều hơn so với ngô luộc. Do đó, chúng ta nên hạn chế loại thực phẩm này trong các thực đơn hàng ngày. Với các chế độ giảm cân, bạn không cần cắt hẳn ngô ngọt nhưng cần cân đối, tính toán chính xác khẩu phần để không gây ảnh hưởng đến vóc dáng.
5.3. Ăn ngô nếp có béo không?
Ngô nếp chứa ít đường, tinh bột hơn so với ngô ngọt nên không gây béo. Phái đẹp có thể đưa món ăn này vào thực đơn giảm cân nhưng cần lưu ý chế biến đơn giản, không dầu mỡ, gia vị,.. Khi luộc, hấp nên căn chỉnh thời gian để không mất đi nguồn dưỡng chất trong món ăn.

5.4. Ăn ngô rang, bỏng ngô có béo không?
Ngô rang là món ăn dùng ngô được sấy khô, rang trên trên chảo nóng để bung nở giòn rụm. Bỏng ngô được chế biến tương tự nhưng được gia giảm thêm bơ, đường để tạo độ ngọt, béo ngậy đặc trưng. Ăn ngô rang không béo nhưng bỏng ngô lại có, thậm chí là tăng cân rất nhanh. Vì vậy, bạn cần cân cân đối lượng sử dụng để không bị tăng cân mất kiểm soát.
5.5. Ăn ngô có tốt cho dạ dày không?
Ngô có chứa thành phần folate tốt cho phục hồi vết thương, tái tạo tế bào nên ăn toàn cho người đau dạ dày ở giai đoạn nhẹ. Trường hợp đau dạ dày nặng, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám chi tiết. Bạn tuyệt đối không tự ý dùng thực phẩm, thuốc tại nhà khiến bệnh trầm trọng hơn.
5.6. Bầu ăn ngô có tốt không?
Ăn gì trong thời kỳ mang bầu tốt cho cả mẹ và bé là điều được các mẹ đặc biệt quan tâm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngô chứa tinh bột lành tính cùng hàm lượng chất xơ dồi dào có tác dụng điều dưỡng cơ thể, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch cho mẹ bầu. Ngoài ra, hoạt chất folate của ngô cũng được các nhà khoa học ghi nhận bởi tác dụng bảo vệ thai nhi, phòng ngừa dị tật nên mẹ có thể an tâm dùng trong suốt thai kỳ.
Tham khảo:
Ăn khoai lang luộc có béo không?
Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết hữu ích và giúp bạn trả lời được thắc mắc: “Ăn ngô có béo không?”. Sau khi giải đáp băn khoăn, chúng ta không chỉ hiểu về thực phẩm mà còn biết cách dùng chúng an toàn, lành mạnh. Bạn đọc hãy theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ các thông tin về sức khỏe, giảm béo.
Ý kiến bạn đọc (0)