Thành phần dinh dưỡng và hàm lượng calo trong 100g hạt lạc
Ăn lạc có béo không? Độc giả sẽ phần nào hiểu rõ khi biết giá trị dinh dưỡng có trong hạt lạc(đậu phộng). Theo đó, loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin và các khoáng chất như:
– Vitamin B3 giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh về tim mạch
– Các khoáng chất và vitamin như acid folic, vitamin E, magie, mangan, … thúc đẩy chuyển hóa carb, điều chỉnh lượng đường trong máu và tăng hấp thụ canxi.
– Lạc chứa chất oxy hóa mạnh có khả năng ức chế; giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư
– Biotin trong lạc có khả năng bảo vệ chức năng gan hoạt động tốt hơn.

Đặc biệt, trong 100g đậu phộng chứa trên 500 calo. Hàm lượng này được đánh giá là, khá cao so với các loại hạt khác. Vì vậy, ăn lạc là cách cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể để làm việc trong một ngày dài. Nhìn chung, củ lạc giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Chúng nên được bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày; cho mọi lứa tuổi.
Ăn lạc có béo không? Tác dụng giảm cân từ hạt lạc
Ăn lạc có béo không?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, ăn lạc có béo hay không còn phụ thuộc vào số lượng bạn nạp vào cơ thể. Mỗi ngày, bạn nên ăn từ 30 – 50g lạc nguyên chất để hỗ trợ cho quá trình giảm cân.
Mặc dù, lạc giàu chất béo nhưng bạn có thể hoàn toàn an tâm, bởi chất béo của lạc là chất béo không bão hòa. Chúng có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường,…
Vì vậy, nếu ăn vừa đủ và chế biến đúng cách, lạc sẽ hỗ trợ bạn rất tốt trong quá trình giảm cân. Hơn cả thế, nó còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Công dụng giảm cân từ hạt lạc
Không chỉ có lợi cho sức khỏe, mà đậu phộng còn mang lại khả năng giảm cân. Công dụng của chúng được minh chứng rất thuyết phục như dưới đây:
– Giúp cơ thể no lâu, hạn chế cơn đói: Lạc chứa hàm lượng chất xơ và protein cao, giúp bạn có cảm giác no lâu. Từ đó, nó giúp bạn kiểm soát được lượng thức ăn tiêu thụ vào cơ thể

– Tăng cường trao đổi chất: Chất đạm và chất béo bão hòa đơn kích thích tiêu thụ năng lượng, giúp đốt cháy mỡ thừa và hạn chế tích tụ chất béo trong cơ thể hiệu quả.
– Lượng calo cơ thể hấp thụ từ lạc ít hơn so với thực tế: Khi ăn lạc, răng chúng ta không thể nghiền nát chúng với kích thước đủ nhỏ, để có thể tiêu hóa hết. Do đó, lượng calo trong lạc chỉ “xâm nhập” vào cơ thể rất ít. Những mảnh vỡ của lạc trong quá trình nhai còn sót sẽ được bài tiết qua chất thải.
3 thời điểm “vàng” để ăn lạc giảm cân, duy trì số đo 3 vòng
Với những người đang trong quá trình giảm cân, đây là 3 thời điểm ăn lạc dễ hấp thụ dinh dưỡng mà không gây béo:
– Ăn lạc đan xen giữa các bữa ăn: Trong lúc bạn cảm thấy đói, có thể bổ sung lạc vào giữa các bữa ăn. Do hàm lượng chất xơ và calo cao, bạn sẽ cảm thấy no lâu và ít đói hơn
– Ăn lạc như bữa phụ sau khi vận động: Lạc chứa hàm lượng protein cùng chất điện giải và carb vừa phải. Sau khi hoạt động, cơ thể bạn cần tiếp tế năng lượng và lạc là thực phẩm thích hợp nhất.
– Có thể ăn lạc vào buổi tối: Thay vì ăn vặt, các thức ăn nhanh, chế biến sẵn nhiều dầu mỡ thì bạn có thể thêm lạc. Đây là bữa tối lành mạnh, giảm cảm giác thèm ngọt.
Hướng dẫn cách ăn lạc để eo thon gọn dáng
Lạc bổ dưỡng, chế biến được đa dạng các món ăn. Trong đó, thực đơn để giảm cân với lạc có thể biến tấu như sau:
Sinh tố chuối + lạc thơm ngon, no lâu:
Chuối chứa nhiều chất xơ, tạo cảm giác no lâu và giúp làm chậm quá trình tiêu hao năng lượng. Kết hợp chuối với lạc sẽ là món ngon lý tưởng, phục vụ giảm cân. Cách thực hiện như sau:
– Đầu tiên, bạn lột vỏ chuối, thái lát
– Sau đó, cho chuối + sữa tươi không đường+ sữa chua+ đá vào xay nhuyễn
– Cuối cùng, bạn cho ra ly và thưởng thức
Lạc luộc vừa ăn vặt vừa giảm cân
Lạc luộc là món ăn đơn giản từ khâu chế biến đến cách ăn. Bạn chỉ cần:
– Rửa sạch vỏ đậu phộng sao cho hết đất cát
– Bắc nồi lên bếp, cho lạc vào và đổ nước cho xâm xấp mặt lạc

– Thêm ít muối để lạc luộc có vị đậm đà hơn, tiến hành luộc trong 30 phút
– Lạc chín, bạn vớt ra rổ để ráo nước
Sữa lạc dinh dưỡng, đánh tan mỡ thừa
Bạn có thể tự làm sữa đậu phộng tại nhà bằng cách:
– Rang hạt lạc cho chín, bóc vỏ
– Cho lạc vào máy xay cùng với một lượng nước vừa đủ, xay nhuyễn
– Bạn cũng có thể cho thêm lá dứa vào xay cùng để có màu đẹp
– Chuẩn bị túi vải để lọc sữa, bỏ phần cặn còn sót lại
– Tiếp theo, bạn cho hỗn hợp vừa thu được vào nồi và đun sôi ở lửa nhỏ.
Những điều cần lưu ý khi ăn lạc để giảm cân
Giờ đây, các chị em có ý định giảm cân không còn băn khoăn “Ăn lạc có béo không?”. Thế nhưng, để quá trình giảm cân bằng cách ăn lạc an toàn, có đạt được kết quả tốt, bạn cần lưu ý:
– Lạc nguyên chất, không qua tẩm ướp gia vị không khiến bạn bị tăng cân so với ăn lạc đã sơ chế, chế biến sẵn

– Không nên ăn lạc có dấu hiệu ẩm mốc, tránh gây ngộ độc thực phẩm. Đồng thời, chất độc trong loại lạc này có thể là mầm mống, gây bệnh ung thư.
– Bà bầu ăn lạc có tốt không? Thực chất là lạc không gây hại hay ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé. Nhưng, trong giai đoạn này nên hạn chế ăn nhiều, tránh con sinh ra bị viêm da cơ địa.
– Không ăn quá nhiều lạc khi đang đói vì, sẽ gây hiện tượng chướng bụng.
– Người bị bệnh tiểu đường, huyết áp cao hạn chế ăn nhiều lạc.
– Cẩn thận với những người bị nóng trong, mụn nhọt.
Một số câu hỏi thường gặp
Ăn cơm với lạc có béo không?
Ăn cơm với lạc có thể gây tăng cân. Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong một bát cơm trắng khoảng 100g có khoảng 130 calo. Dù không quá cao nhưng kết hợp với lạc – hàm lượng calo khi đó sẽ ở mức 697 calo.
Ăn nhiều lạc luộc có béo không?
Lạc luộc không gây tăng cân, tạo cảm giác no và khống chế cơn thèm ăn vặt. Trong 100g lạc luộc chứa 500 – 550 calo, nhưng lượng chất xơ không tan trong lạc giúp làm chậm quá trình tiêu hao năng lượng rất tốt.
Ăn vỏ lạc có tốt không?
Ăn lạc nên ăn cả vỏ, bởi vỏ lụa có khả năng ức chế protit xơ tan chảy. Nó có công dụng chữa trị bệnh tiểu cầu, ngừa sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, vỏ lạc còn giúp điều hòa huyết áp, giảm cholesterol xấu trong cơ thể.
Kết luận
Trên đây là bài viết “Ăn lạc có béo không? 3 thời điểm “vàng” ăn lạc để giảm cân, ít người biết”. Tạp chí giảm béo hi vọng quý độc giả đã nắm vững những lưu ý để ăn lạc hiệu quả, không mất dáng.
Ý kiến bạn đọc (0)