THỰC ĐƠN GIẢM BÉOHỎI ĐÁP

Ăn cay cay có béo không? Kẹo cay cay có lợi hay hại đối với cơ thể?

Hỏi: Xin chào bác sĩ, tôi có con trai đầu 14 tuổi, cao 1m52 nhưng nặng 74kg. Thường ngày cháu ăn rất ít cơm nhưng lại thích ăn vặt, đặc biệt là kẹo cay cay Trung Quốc. Vậy cho tôi hỏi, ăn cay cay có béo không, về lâu dài có gây ảnh hưởng sức khỏe không? (Thanh Trúc - Hà Tĩnh).
2198

Xin chào Thanh Trúc, lời đầu tiên chúng tôi xin cảm ơn chị đã gửi thắc mắc về việc “Ăn cay cay có béo không?”. Để đưa ra cái nhìn chính xác và toàn diện nhất, hãy cùng chuyên gia tìm hiểu thông tin về thực phẩm này nhé!

Cay cay là các loại kẹo, bim bim có xuất xứ từ Trung Quốc. Chúng có vị cay và là món ăn vặt thu hút các bạn học sinh. Nó có giá thành rất rẻ chỉ từ 1.000 – 2.000 đồng và được gọi với nhiều cái tên bắt tai như Gậy như ý, Hổ Aka, Que thần kỳ,…

Trên bao bì các sản phẩm này chỉ ghi chữ nước ngoài và không có bất cứ thông tin gì về thành phần nguyên liệu và hạn sử dụng. Do đó, rất khó để kiểm định về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của kẹo, que cay cay.

Ăn cay cay có béo không? Chuyên gia giải đáp cay cay chẳng những gây béo phì mà còn ảnh hưởng nghiêm trong sức khỏe
Ăn cay cay có béo không? Chuyên gia giải đáp cay cay chẳng những gây béo phì mà còn ảnh hưởng nghiêm trong sức khỏe

Đáng chú ý, khi sản phẩm này được soi dưới kính hiển vi, chúng tôi phát hiện que cay chứa lượng lớn dầu mỡ và các tạp chất rất bẩn. Rất có thể số dầu mỡ này đã bị acrylamide hóa và hình thành độc tố, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Cùng với đó, que cay cay còn chứa các phẩm màu và phụ gia như đường, muối, ớt… gây bệnh về tim mạch, tiểu đường, tích tụ mỡ thừa. Nguy hại hơn, những chất độc hại này còn tăng nguy cơ ung thư.     

Các sản phẩm này không ghi rõ thành phần nguyên liệu và chưa có kiểm định an toàn thực phẩm nên nhiều người lo lắng "ăn que cay Trung Quốc có béo không?"
Các sản phẩm này không ghi rõ thành phần nguyên liệu và chưa có kiểm định an toàn thực phẩm nên nhiều người lo lắng “ăn que cay Trung Quốc có béo không?”

Nghiên cứu về tác hại của thực phẩm này, PGS.TS Hồ Bá Do – Phó Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng nhận định: Đồ ăn vặt cay cay chứa vi khuẩn E.coli tác nhân gây tiêu chảy và ngộ độc cấp tính. Đồng thời, chất chì có trong sản phẩm kẹo cay cay, que cay cay có sức tàn phá mạnh đến não bộ, răng và xương. Khi trẻ hấp thụ số lượng chì lớn trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây co giật và thậm chí còn gây tử vong.

Vì vậy, phụ huynh cần chú ý không nên cho trẻ ăn món ăn vặt này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Thay vào đó, bạn có thể bổ sung cho trẻ các loại kẹo như kẹo bạc hà, kẹo gừng,… để làm ấm cơ thể, ngừa ho và hạn chế cảm cúm.

Từ những thông tin trên, có thể trả lời chắc chắn về khả năng béo phì đối với câu hỏi “Ăn cay cay có béo không?” của chị Trúc. Bên cạnh đó, tiêu thụ các thực phẩm này nhiều, về lâu dài còn gây cản trở sự phát triển về cơ thể và trí não của trẻ. 

Bài viết liên quan: 

Ăn mãng cầu có béo không? Người mập có nên ăn mãng cầu?

Ăn khô bò có béo không? Bật mí hàm lượng calo trong khô bò

Giải đáp: Ăn bánh bèo có béo không? 1 đĩa bánh bèo bao nhiêu calo?

5 ( 5 bình chọn )

Tạp chí giảm béo

https://giambeo1landuynhat.com
Trang tin chuyên về làm đẹp, sức khỏe cập nhật 24/7 thuộc bản quyền của Tạp chí giảm béo.

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin liên quan

Tin mới

Xem thêm